Đã Đến Lúc Cần Thay Đũa Ăn Cơm Hàng Ngày Nếu Bạn Nhận Thấy Điều Này

time-icon 09/06/2022 time-icon Đăng bởi: diep ltn

Đã Đến Lúc Cần Thay Đũa Ăn Cơm Hàng Ngày Nếu Bạn Nhận Thấy Điều Này

Đũa ăn cơm là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam, chúng góp mặt trong mọi bữa ăn hàng ngày. Chính bởi sự thân thuộc này, rất nhiều gia đình không quá chú trọng vào tuổi thọ của nó. Nếu sử dụng đũa ăn cơm quá lâu có thể gây hại tới sức khỏe người dùng. Vậy cùng Vương Mộc tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Tuổi thọ của đũa ăn cơm hàng ngày

Hầu hết những loại đồ dùng trong nhà bếp sẽ được dựa vào vật liệu cấu thành để phân định thời gian sử dụng. Với những loại đũa ăn cơm, chúng thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại thức ăn cả sống và chín, đồng thời qua tay nhiều người sử dụng. Đũa ăn cơm sử dụng lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng bị ăn mòn, trầy xước, oxy hóa,... và khi đó chúng không còn an toàn tuyệt đối, có thể gây ra những nguy hại cho người sử dụng. 

Trung bình, bạn nên thay mới đũa ăn cơm khoảng 6 tháng - 1 năm/ lần tùy theo chất liệu đũa bạn sử dụng. Đối với những loại đũa ăn cao cấp như đũa gỗ trắc, đũa gỗ mun, thời gian sử dụng có thể lâu hơn, nhưng bạn cần theo dõi tình trạng của đũa để kịp thời thay mới. 

Rất nhiều gia đình dùng đũa từ năm này sang năm nọ, thậm chí, dùng đến khi đũa lỡ… gãy. Hàng ngày, chúng ta sử dụng và rửa đũa thường xuyên, không phải lúc nào đũa cũng được phơi sấy khô ráo, tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc sản sinh.

Hiện nay, có rất nhiều các loại đũa từ kiểu dáng, chất liệu tới hoa văn cho bạn lựa chọn, có thể kể tới như đũa gỗ mun, đũa gỗ trắc, đũa tre,... Để kiểm tra bạn có thể dùng mắt thường để quan sát. Nếu phát hiện ở đầu đũa ăn cơm của xuất hiện một lớp có màu trắng nhẹ bên ngoài thì lúc này đũa ăn đã bị giảm chất lượng và cần bạn phải thay mới. Đối với từng loại đũa sẽ có cách nhận biết riêng, bạn có thể tham khảo như:

  • Với chất liệu gỗ hoặc tre: Đối với các loại đũa gỗ, đũa tre, khi bạn thấy đầu đũa có dấu hiệu tróc sơn, ăn mòn hoặc thậm chí bị xước các mảnh gỗ, đây là lúc mà bạn cần thay bộ muỗng đũa khác rồi đấy. Thời gian trung bình để thay mới các loại đũa gỗ là khoảng 6 tháng.
  • Với chất liệu nhựa: Nhựa là chất liệu có tuổi thọ khá ngắn. Ngay khi bạn nhận thấy đũa ăn nhà mình biến dạng, sẫm màu hay móp méo, bạn cần phải thay thế chúng ngay. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể thay việc sử dụng đũa nhựa bằng các loại đũa gỗ cao cấp, đũa inox,... 
  • Với chất liệu inox: Đây được coi là chất liệu có tuổi thọ cao nhất của đồ dùng nhà bếp, bạn chỉ cần thay mới đũa inox sau mỗi 2 năm/lần là được. Tuy nhiên, bạn cần thay ngay khi thấy đồ dùng bị oxy hóa là chuyển thành màu vàng hoặc bị biến dạng.
  • Những nguy hiểm khôn lường khi sử dụng đũa ăn cơm quá lâu

Rất nhiều gia đình thường chủ quan, không nghĩ rằng việc sử dụng đũa quá lâu có thể gây nguy hại cho cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, việc dùng đũa ăn trong thời gian quá lâu vô cùng nguy hiểm. Bởi lẽ, khi sử dụng lâu, đũa có khả năng bị nấm mốc bám vào, gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa. Khi ăn phải đồ ăn có dính nấm mốc, bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc phải nhập viện.

Đặc biệt, ở môi trường ẩm ướt, có rất nhiều vi khuẩn như cầu tụ vàng, E.coli phát triển, việc sử dụng đũa mốc gây ra nhiều bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt các bệnh cấp tính, nghiêm trọng và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Những biểu hiện ban đầu của chứng nhiễm khuẩn tụ cầu vàng hoặc E.coli do ăn đũa mốc có thể là các thương tổn ngoài da như chốc lở, viêm nang lông, xuất hiện mụn nhọt, lở loét da…

Hơn nữa, tác hại nghiêm trọng nhất phải kể đến của dùng đũa quá lâu chính là khả năng gây ra ung thư cho người sử dụng, phổ biến nhất là ung thư gan.

Trong đũa mốc có thể có chứa nấm mốc độc bất thường có chứa Aspergillus Flavus hoặc Aflatoxin B1. Đây là các chất chứa độc tố gây ung thư gan. Không chỉ gây ngộ độc cấp tính như nôn ói, đau bụng, co giật hay hôn mê như các loại nấm mốc thông thường, chúng ở trong cơ thể và sản sinh, tích lũy ngày một nhiều.

Lâu dần, hiện tượng nhiễm độc mãn tính này sẽ bùng phát và trở thành các căn bệnh nghiêm trọng khó điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Ngoài khả năng gây ung thư, chất độc này cũng đồng thời phá hủy các cơ quan nội tạng khác, gây ra cái chết do phù não và tim, gan, thận tích mỡ, tích độc…

Cách bảo quản đũa ăn cơm bền lâu và an toàn cho sức khỏe

Để bảo quản đũa ăn cơm khỏi các vi khuẩn gây hại như nấm mốc, bạn có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Khử trùng trước khi bắt đầu sử dụng. 
  • Rửa đũa sơ qua với nước máy, sau đó rửa sạch bằng nước rửa chén. 
  • Ngâm trong nước nóng khoảng nửa tiếng để diệt khuẩn.
  • Lựa chọn các loại đũa có chất liệu cao cấp, không sử dụng chất bảo quản. Tham khảo ngay sản phẩm Đũa gỗ trắc cao cấp, Đũa gỗ mun cao cấp tại Vương Mộc.
Viết bình luận của bạn: